Mở đại lý sơn là một trong những lựa chọn kinh doanh được rất nhiều người quan tâm đến hiện nay khi có ý định khởi nghiệp làm giàu. Vậy, mở đại lý sơn có dễ dàng không, điều kiện và cần lưu ý những gì khi mở đại lý kinh doanh sơn nước. Hãy cùng tham khảo những chia sẻ qua bài viết dưới đây để giúp bạn có những cái nhìn chi tiết hơn khi mở đại lý sơn nhé!
Ngành kinh doanh sơn nước đang được đánh giá là đầy tiềm năng nhờ nhu cầu xây dựng cao đi cùng với đó là mang lại lợi nhuận kinh doanh lớn. Mở một đại lý sơn không chỉ giúp bạn được hưởng chiết khấu tốt từ nhà cung cấp mà bạn hứa hẹn đem đến thành công khi kinh doanh sơn cho các công trình xây dựng.
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI MỞ ĐẠI LÝ KINH DOANH SƠN
Nếu như bạn đang muốn mở đại lý kinh doanh sơn nước nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì điều quan trọng nhất đó chính là bạn cần khảo sát thị trường xem ý tưởng kinh doanh đó có khả thi hay không đồng thời xem khu vực mình dự định kinh doanh họ có nhu cầu cao đối với các sản phẩm sơn không, các cửa hàng khác trong khu vực đang kinh doanh như thế nào, họ chủ yếu kinh doanh dòng sơn nào, giá cả trung bình là bao nhiêu.
Sau đây là những vấn đề cụ thể mà bạn cần lưu ý khi mở đại lý sơn:
- Xác định khu vực bạn mở đại lý sơn để kinh doanh.
- Tìm hiểu nhu cầu của thị trường ở khu vực bạn dự định kinh doanh đi cùng với các nguồn khách hàng mà bạn có thể tiếp cận.
- Dự định mức vốn đầu tư ban đầu cho việc kinh doanh mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn.
- Chuẩn bị mức vốn lưu động hay vốn dự phòng mà bạn dự định để kinh doanh.
- Tính toán tỷ lệ chiết khấu cùng mức lợi nhuận kinh doanh trong vòng 1 tháng hay 1 năm khi mở đại lý sơn đối với các thương hiệu sơn cụ thể.
- Tìm hiểu các phân khúc chính của thị trường kinh doanh sơn.
- Nghiên cứu các thương hiệu sơn đang được ưa chuộng trên thị trường.
- Xác định quy chế và chính sách của nhà sản xuất sơn mà bạn muốn làm đại lý đi cùng với các cơ chế trợ giúp đại lý sơn của nhà sản xuất.
- So sánh giá cả trung bình của các sản phẩm sơn trên thị trường.
- Trang bị các kiến thức liên quan đến sơn như cách phối màu sơn, sự khác nhau của các loại sơn hay sơn nào phù hợp với từng công trình.
CHỌN THƯƠNG HIỆU SƠN NÀO ĐỂ KINH DOANH
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các thương hiệu và nhà sản xuất sơn nước khác nhau với quy mô lớn nhỏ, trong đó có thể chia làm 4 loại chính.
- Thứ nhất là các thương hiệu sơn nổi tiếng được nhiều khách hàng biết đến như Dulux, Mykolor, Spec, Expo, Boss, Nippon, Jotun, Kova, Kansai, Toa,…
- Thứ hai là các thương hiệu sơn có lịch sử lâu đời như sơn Đại Bàng, Jymec, Alex hay Bạch Tuyết.
- Thứ ba là các thương hiệu sơn đang có tốc độ phát triển nhanh, có tiềm năng tài chính dồi dào như Azzo, Afast, Sunpro, Nanocar, Kohler, Catun…
- Cuối cùng là các dòng sơn không có thương hiệu, phát triển tự phát, chất lượng không thực sự tốt nhưng có giá rẻ và tỷ lệ chiết khấu cao.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sơn khác nhau mà bạn có thể lựa chọn khi mở đại lý sơn tuy nhiên nên cân nhắc yếu tố thương hiệu, chất lượng và mức chiết khấu.
Dưới đây là những yếu tố quan trọng giúp bạn xác định được thương hiệu sơn phù hợp cho hoạt động kinh doanh của bạn.
- Về thương hiệu:
- Ưu điểm: Chọn các thương hiệu lớn là một lợi thế lớn vì họ được nhiều người tiêu dùng biết đến đồng thời có nhu cầu cao trên thị trường nhờ hình ảnh thương hiệu và thường xuyên đầu tư cho quảng cáo.
- Nhược điểm: Bạn có thể gặp phải cạnh tranh cao từ các đại lý khác đồng thời bị áp doanh số bán hàng cao hơn.
Vậy nên bạn cần nghiên cứu khu vực mình đang dự định kinh doanh nếu có quá nhiều đại lý hay cửa hàng kinh doanh dòng sơn này thì nên nghiên cứu các nhà sản xuất khác để gia tăng lợi thế cạnh tranh khi kinh doanh mở đại lý sơn.
- Chất lượng sản phẩm: Bạn muốn tồn tại lâu dài và kinh doanh hiệu quả thì sản phẩm sơn của bạn phải đảm bảo chất lượng đồng thời được người tiêu dùng tin tưởng, đặc biệt là các chủ thầu xây dựng bởi họ muốn sử dụng loại sơn chất lượng để đảm bảo uy tín cho mình. Tốt nhất là bạn nên khảo sát thị trường hoặc nhờ người có kinh nghiệm tư vấn các thương hiệu sơn tốt nhất và tin tưởng nhất để có thể lựa chọn kinh doanh.
- Chính sách chiết khấu cho các đại lý sơn từ nhà cung cấp: Lợi nhuận chính là yếu quyết định nên hay không nên kinh doanh mặt hàng này. Mức chiết khấu của những nhà sản xuất sơn thường chênh lệch nhau khá nhiều vì vậy bạn nên căn nhắc mức chiết khấu nào phù hợp, đi kèm với đó là yếu tố thương hiệu và chất lượng của sản phẩm cùng với nhu cầu của khách hàng ở khu vực mà bạn đang kinh doanh.
VỐN ĐỂ KINH DOANH SƠN NƯỚC
Khi mở đại lý để kinh doanh sơn nước, số vốn đầu tư ban đầu thường không cố định, điều này còn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của bạn cùng với đó là quy mô đại lý sơn bạn muốn mở và chính sách từ nhà cung cấp. Ngoài ra tùy vào khả năng tài chính mà bạn có thể đủ điều kiện để trở thành đại lý sơn cấp 1 hoặc cấp 2 của các thương hiệu sơn hiện nay.
Theo kinh nghiệm mở đại lý sơn thì nếu như mở đại lý sơn 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng tùy thuộc vào hình thức bạn muốn mở đại lý như sau:
- Mở đại lý sơn không lắp máy pha màu (Chi phí dao động từ 30 – 70 triệu)
- Mở đai lý sơn có lắp máy pha màu (Chi phí dao động từ 70 – 200 triệu)
Số vốn này bao gồm các khoản chi phí cần thiết như chi phí nhập hàng, chi phí dự phòng cho việc nợ đọng của khách hàng, chi phí thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng, mua sắm các trang thiết bị phục vụ kinh doanh và trưng bày sản phẩm sơn, chi phí thuê nhân viên, chi phí Marketing, chi phí quan hệ với đối tác, chi phí cho điện nước, vật tư hay các khoản chi phí cần thiết khác khi mở đại lý kinh doanh sơn.
NÊN CHỌN MỞ ĐẠI LÝ SƠN LẮP MÁY PHA MÀU HAY KHÔNG LẮP?
Tùy vào điều kiện vốn ban đầu của bạn mà bạn có thể lựa chọn 1 trong 2. Nếu vốn ít bạn có thể chọn hình thức không lắp máy pha màu để dần dần khi kinh doanh ra lãi, bạn hãy dồn vào để mở đại lý có máy pha màu. Ưu điểm của việc mở đại lý sơn có lắp máy pha màu đó là những chính sách ưu đãi và chiết khấu sẽ luôn là tốt nhất.
CƠ CHẾ CHUNG KHI MỞ ĐẠI LÝ SƠN NƯỚC
Khi mở đại lý sơn, bạn cần ký hợp đồng đại lý và cam kết mức doanh số bán ra trong vòng một năm bằng số tiền thu về khi trừ hết các khuyến mại, chiết khấu sơn. Sau khi ký hợp đồng mở đại lý sơn, bạn có thể nhập hàng về trưng bào theo số lượng quy định của từng thương hiệu. Đồng thời nhà sản xuất cung cấp các trợ giúp kinh doanh cho đại lý như biển bảng, catalogue màu, quạt màu (cây màu), bảng báo giá đại lý, bảng báo giá bán lẻ,…
CƠ CHẾ RIÊNG KHI MỞ ĐẠI LÝ SƠN
Ngoài những cơ chế chung thì các nhà sản xuất sơn cũng có các cơ chế riêng riêng. Tùy vào loại sơn bạn chọn thì bạn nên tham khảo thật kỹ các cơ chế riêng nhé, hãy chọn những loại sơn kinh doanh có cơ chế càng nhiều cái có lợi cho mình càng tốt những đừng quên về tiêu chí chất lượng của loại sơn đó nhé
MỘT SỐ KINH NGHIỆM MỞ ĐẠI LÝ SƠN KHÁC CÓ THỂ HỮU ÍCH
- Khi mở đại lý sơn, bạn nên chọn thương hiệu uy tín có chất lượng tốt giúp bạn xây dựng và phát triển cửa hàng thuận tiện hơn tuy nhiên nên nghiên cứu thị trường xung quanh khu vực để tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ quá cao.
- Bạn cần lên kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn vốn hợp lý, luận chuẩn vốn và quay vòng vốn hiệu quả bởi kinh doanh sơn có đặc thù là các chủ thầu hoặc chủ hộ thường thanh toán tiền cho đại lý sơn sau khi hoàn thiện công trình hoặc được giải ngân theo từng giai đoạn nhất định của dự án khiến cho vốn của các đại lý kinh doanh sơn có thể bị nợ đọng.
- Để kinh doanh sơn hiệu quả, kinh nghiệm mở đại lý sơn đó là bạn cần trao đổi cụ thể với nhà cung cấp để có sự thống nhất ngay từ đầu với số lượng hàng tồn kho. Đi cùng với đó là chính sách chiết khấu, cam kết về sản phẩm của thương hiệu, chế độ bán hàng, chăm sóc sau bán hàng.
- Khi kinh doanh mở đại lý sơn, bạn nên trao đổi cụ thể các chính sách với nhà sản xuất để có sự lựa chọn phù hợp và tối ưu nhất cho hoạt động kinh doanh.
Trên đây là những chia sẻ về một số những tư vấn mở đại lý sơn nước cho người mới bắt đầu, giúp bạn có thể có thêm các kiến thức về mở đại lý sơn. Hi vọng rằng những kinh nghiệm chia sẻ bên trên có thể giúp bạn xây dựng được kế hoạch kinh doanh sơn và lựa chọn sản xuất, thương hiệu hợp lý cho hoạt động kinh doanh cho cửa hàng kinh doanh sơn của bạn. Chúc các bạn sớm thành công trong ngành kinh doanh sơn này!