Chiến lược kinh doanh sơn nước như thế nào hiệu quả tốt nhất? Đang là một trong những chủ đề được rất nhiều người đã bước chân vào ngành sơn & đang muốn kinh doanh sơn nước quan tâm.
Vậy, chiến lược kinh doanh sơn nước hiệu quả là gì? Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn “Chiến lược kinh doanh sơn hiệu quả” mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình.
KINH NGHIỆM KINH DOANH SƠN NƯỚC
Trong kinh doanh sơn bạn nên chọn các thương hiệu sơn phù hợp với nhu cầu thị trường tại khu vực mà bạn đang muốn và đã kinh doanh. Việc chọn thương hiệu sơn phù hợp sẽ giúp bạn xây dựng và phát triển cửa hàng thuận tiện.
Để kinh doanh sơn thành công, bạn cần phân bổ và sử dụng nguồn vốn hợp lý. Bởi kinh doanh sơn thường có đặc thù là những chủ hộ hoặc nhà thầu thường thanh toán tiền cho đại lý sau khi hoàn thành công trình hoặc được giải ngân theo từng giai đoạn nhất định của dự án. Điều này khiến cho vốn của các đại lý kinh doanh sơn có thể bị tồn đọng dẫn đến thiếu vốn quay vòng.
Để kinh doanh sơn hiệu quả, tốt nhất bạn nên trao đổi cụ thể với những nhà cung cấp, để có sự thống nhất ngay từ ban đầu với các chính sách về:
- Chiết khấu
- Cam kết về sản phẩm của thương hiệu
- Chế độ bán hàng
- Chăm sóc sau bán hàng
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SƠN NƯỚC HIỆU QUẢ
Chiến lược kinh doanh luôn là bước đầu tiên để chuẩn bị cho những hành động sắp tới của bất kỳ phát triển một sản phẩm nào. Sơn nước cũng thế, vậy làm thế nào để tạo ra một chiến lược kinh doanh sơn nước tối ưu, hiệu quả, tiết kiệm chi phí là một vấn đề quan trọng nhất để có thể bán được sơn. Tham khảo chiến lược cơ bản dưới đây để giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về chiến lược kinh doanh chi tiết cho cửa hàng của bạn nhé!
1. Xác định/phân tích nhu cầu thị trường
- Tại khu vực bạn đang kinh doanh sơn hoặc dự định sẽ mở cửa hàng kinh doanh sơn thì nhu cầu của người dân là như thế nào? Đặc thù kinh tế nhu cầu sử dụng sơn nhà thiên về giá hay chất lượng từ đó giúp bạn có những chiến lược tiếp cận các khách hàng tối ưu nhất.
- Các cửa hàng sơn nước xung quanh khu vực bạn muốn mở cửa hàng sơn nước ra làm sao? Bán chạy những loại sơn nào? Từ đó giúp bạn lựa chọn loại sơn phù hợp để kinh doanh, tránh sự xung đột cạnh tranh gay gắt mà với cửa hàng mới mở của bạn rất khó có thể cạnh tranh.
2. Xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng
Khi bạn đã xác định được nhu cầu thị trường khu vực quanh cửa hàng của bạn, thì bước tiếp theo đó là xây dựng cách để tiếp cận các khách hàng quanh khu vực đó.
- Bạn hãy vẽ một sơ đồ khu vực theo bán kinh quanh cửa hàng của bạn: 10km – 20km – 50km – 100km…..
- Sau đó hay đến từng các khu vực theo bán kính, thăm hỏi các công trình đang xây dựng, các công trình mới xong nhưng chưa hoàn thiện về sơn để hỏi thăm và dò hỏi nhu cầu họ đang muốn gì khi sơn nhà.
- Đưa ra những gợi ý về sơn, giới thiệu sản phẩm sơn nước của mình. Phân tích được ưu điểm của loại sơn mình đang tiếp thị và các bạn chú ý nhé, loại sơn tiếp thị phải phù hợp đúng nhu cầu của khách hàng nha.
3. Chốt khách hàng
Nếu như bạn có đi chào sản phẩm 100 khách hàng mà fail đến 90 khách thậm chi fail hết trong lần đầu tiếp thị thì cũng đừng nản vì đặc thù của ngành sơn mà. Bạn hãy kiên trì bám thị trường, chỉ cần 1 công trình thành công, sơn bạn tốt, thì chắc chắn dần dần bạn sẽ chốt được nhiều khách hàng hơn do bạn đã khẳng định được loại sơn mình đang kinh doanh rồi.
THAM KHẢO THÊM VỀ HÀNH VI CỦA KHÁCH HÀNG
Để giúp bạn có thể kinh doanh sơn hiệu quả hơn, chúng tôi xin chia sẻ thêm đến các bạn về hành vi của khách hàng (Đây là hành vi chung, còn tùy từng vào khu vực bạn có thể chắt lọc riêng ra để tiếp cận sản phẩm tốt hơn nhé!).
Yếu tố quyết định hành vi mua hàng của người tiêu dùng:
1. Hành vi mua sắm của người tiêu dùng
- Trên thực tế, khách hàng chỉ quyết định mua sản phẩm khi cảm thấy sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho họ. Lợi ích càng nhiều thì cường độ tác động khách hàng càng lớn và tỷ lệ khách ra quyết định mua càng cao.
- Chất lượng thể hiện bằng thời gian sử dụng của sản phẩm; độ bền của sơn khi chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài, chất lượng chống thấm, công nghệ sử dụng tạo ra sản phẩm, định vị của sản phẩm trên thị trường…
- Sự an toàn của sản phẩm đối với sức khỏe và môi trường
- Sự cá nhân (cá tính hóa) của sản phẩm với từng nhóm đối tượng khách hàng
- Giá trị khách hàng bỏ ra để nhận lấy lợi ích của người bán Sơn
- Thời điểm khách hàng nhận được toàn bộ lợi ích của bên bán
- Giá bán phù hợp
- Vấn đề vận chuyển, quy trình làm việc, sự quan tâm chăm sóc tận tình của người bán sơn
Với chia sẻ về chiến lược kinh doanh sơn nước hiệu quả trên, chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp sẽ giúp bạn thành công trên thị trường sơn nước.
Nếu như bạn đang muốn kinh doanh sơn nước mà chưa biết nên kinh doanh loại sơn nào thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và tốt nhất nhé! Chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được loại sơn phù hợp để kinh doanh và có những chia sẻ thực tế về cách kinh doanh sơn nước hiệu quả đến các bạn
CHI TIẾT LIÊN HỆ:
- Hotline: 0889.666.598 / Zalo: 0911155118